Cách trình bày bài tiểu luận theo đúng chuẩn quy định sẽ góp phần quan trọng vào điểm số của bạn. Bài tiểu luận được trình bày chuyên nghiệp, dễ đọc là chìa khóa giúp các bạn sinh viên đạt được điểm cao. Nếu bạn vẫn chưa nắm rõ cách trình bày bài tiểu luận trong word chi tiết nhất thì hãy theo dõi ngay những chia sẻ hữu ích dưới đây của chúng tôi.

Tiểu luận là gì?

Ở bất kỳ một công việc, một khía cạnh trong cuộc sống, để hiểu rõ cách làm, cách thể hiện vấn đề thì ban đầu chúng ta cũng cần hình dung ra được vấn đề đó là gì, được hiểu ra sao để có cách nhìn tổng thể và có hướng đi đúng đắn. Tiểu luận cũng vậy. Tiểu luận là gì? Nhiệm vụ của tiểu luận là như thế nào? Hãy cùng chúng tôi trả lời những câu hỏi này nhé!

  • Tiểu luận là một đề tài nghiên cứu nhỏ, một bài viết ngắn dùng để thể hiện quan điểm, phát hiện của người học về một đề tài cụ thể nào đó có thể do mình tự nghĩ ra hoặc cũng có thể theo chỉ định của giảng viên của từng môn học.
Bài tiểu luận.
Tổng quan về bài tiểu luận bạn cần biết trước khi viết.
  • Nhiệm vụ của bài tiểu luận là phải nêu lên được vấn đề, phân tích các vấn đề đã nêu ra và trình bày những kết quả mới mà tác giả đề tài đã phát hiện ra, hay ý kiến, quan điểm của tác giả đề tài.
  • Bạn không thể trình bày một cách ngẫu hứng hay theo sở thích cá nhân nếu muốn bài tiểu luận đạt được kết quả cao. Mà cần phải tuân theo những quy chuẩn về cỡ chữ, kiểu chữ, căn lề, tiêu đề, khoảng cách giữa các dòng, ghi chú, trích dẫn, tài liệu tham khảo.

Hướng dẫn cách trình bày bài tiểu luận trong word

Để trình bày một bài tiểu luận hoàn chỉnh bạn cần phải tuân theo những quy chuẩn chung. Các bước hướng dẫn cách trình bày bài tiểu luận trong word được chia sẻ bởi công ty Maas Education dưới đây sẽ giúp bạn hình dung ra cách làm hiệu quả. Bạn cũng có thể tìm thêm nhiều thông tin và trợ giúp khác khi viết luận văn tại https://maas.vn/

Bố cục của một bài tiểu luận

Có nhiều cách để bố cục, trình bày một bài tiểu luận chuyên nghiệp, bạn có thể tham khảo ở nhiều website khác nhau về vấn đề này, tuy nhiên một vài gợi ý đơn giản được chia sẻ từ kinh nghiệm thiết kế của công ty Maciek Design sẽ giúp bạn có được một bố cục ổn hơn cho bài tiểu luận của mình nếu bạn chưa biết phải trình bày như thế nào là đẹp, là chuẩn.

  • Trang bìa: Trang bìa là trang bên ngoài cùng của nội dung tiểu luận. Nên in bìa bằng giấy cứng để nộp cho trường với tiêu chuẩn phía trên là nội dung trường, khoa và logo, ở giữa là tên đề tài với khổ chữ to hơn và phía dưới bên phải là tên giảng viên hướng dẫn, tên sinh viên. Thông thường các trường đều sẽ có mẫu chung nên các bạn có thể tìm form mẫu để làm theo cho chuẩn.
  • Trang phụ bìa (theo mẫu của trường)
  • Trang nhận xét của giáo viên hướng dẫn (nếu có)
  • Lời cảm ơn
  • Mục lục: gồm các phần có trong luận văn, đồ án. Phần mục lục có thể bao gồm 4 cấp tiêu đề và ít nhất phải có 2 tiêu đề con trong cùng 1 cấp.
  • Danh sách hình vẽ, bảng,…
  • Danh sách thuật ngữ, chữ viết tắt.

Nội dung bài tiểu luận

Nội dung một bài tiểu luận buộc phải liên quan đến môn học và góp phần nâng cao kiến thức hay giải đáp một số vấn đề khoa học của bộ môn đó. Người làm đề tài cần đưa ra những nhận định, các nghiên cứu riêng của mình về vấn đề được đề cập đến trong bài tiểu luận. Một bài tiểu luận thường gồm các chương sau:

Cách trình bày nội dung bài tiểu luận chi tiết.
Cách trình bày nội dung bài tiểu luận chi tiết.

Phần 1: Mở đầu

  • Ở phần này bạn cần nêu ra được:
  • Lý do chọn đề tài nghiên cứu
  • Mục tiêu nghiên cứu là gì?
  • Phạm vi của nghiên cứu
  • Phương pháp
  • Kết cấu của chuyên đề.

Phần 2: Phần lý luận

  • Phần này nêu lên một số lý luận hoặc giới thiệu tổng quan về vấn đề mình sẽ viết. Nếu người viết có ý định đưa bài học kinh nghiệm cho vấn đề được nêu trong đề tài thì vị trí thích hợp là nên để ở cuối phần này. Người làm đề tài cần trình bày cô đọng về cơ sở lý luận liên quan đến đề tài được nghiên cứu.

Phần 3: Thực trạng và đánh giá

  • Tức là trình bàu thực trạng của vấn đề nêu lên trong đề tài và những đánh giá cho vấn đề đó.
    Sinh viên đánh giá tình trạng thực tế chủ đề nghiên cứu tại một cơ quan, doanh nghiệp cụ thể. Nêu lên được những điểm mạnh, điểm hạn chế của vấn đề nghiên cứu cũng như lý giải được nguyên nhân, yếu tố ảnh hưởng đển sự phát triển hay suy thoái liên quan đến chủ đề nghiên cứu.

Phần 4: Viết về các giải pháp, bài học kinh nghiệm, các kiến nghị hay phương hướng cho thời gian tới.

  • Phần này sẽ được đưa ra dựa trên cơ sở căn cứ vào thực trạng và những khó khăn còn gặp phải của vấn đề đã nêu trong chương 2. Ở phần này, các bạn có thể đề xuất theo quan điểm cá nhân để hoàn thiện mặt lý luận liên quan đến đề tài.
  • Các giải pháp này cần phải cụ thể, tránh các giải pháp chung chung hay các giải pháp mang tính lý thuyết.

Phần 5: Kết luận

Có thể viết kết luận theo kiểu đóng lại vấn đề hoặc mở vấn đề với những hướng nghiên cứu có thể tiếp tục phát triển vấn đề.
Danh mục tài liệu tham khảo: thường sẽ ghi theo thứ tự như sau: tiếng việt trước, tiếng nước ngoài sau. Mỗi tài liệu cần gồm thông tin: tên tác giả, tên tài liệu sách báo, năm xuất bản, nhà xuất bản, tên tạp chí, trang,…

Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo nên được sắp xếp riêng theo từng ngôn ngữ. Nên để nguyên bản và không sửa đổi bất kỳ nội dung nào của tài liệu. Các tài liệu nước ngoài thì vẫn đề nguyên bản, không dịch và không phiên âm.

Cần sắp xếp các danh mục tài liệu theo một trình tự tên tác giả.

Phải ghi đầy đủ các thông tin cần thiết và theo trình tự các tài liệu tham khảo khi liệt kê vào danh mục: số thứ tự, tên tài liệu, họ, tên tác giả, nguồn tài liệu,…

Các tài liệu tham khảo khi liệt kê vào danh mục phải ghi đầy đủ các thông tin cần thiết và theo trình tự sau: số thứ tự, họ, tên tác giả, tên tài liệu ( bài báo ), nguồn ( tên tạp chí, tập, số, năm xuất bản, nhà xuất bản, nơi xuất bản…)

Phụ lục (nếu có)

Bảng trình bày bài tiểu luận chuẩn form

Đề mục Cỡ chữ Định dạng Canh lề trang
 Tên chương 14  In hoa in đậm Giữa
 Tên tiểu mục 1 13  In hoa in đậm Trái
 Tên tiểu mục 2 13  Chữ thường chữ đậm Trái
 Tên tiểu mục 3 13  Chữ thường viết nghiêng Trái
 Nội dung 13  Normal Đều
 Tên khóa học 13  Nghiêng Đều
 Bảng 12  Normal Trái
 Chú thích bảng 10  Nghiêng Trái, bên dưới bảng
 Tên bảng 11  Đậm Trái, bên trên bảng
 Tên hình 11  Đậm Trái, viết dưới hình
 Tài liệu tham khảo 11  Xem mục E Chú thích bên dưới

Một số quy định viết Tài liệu tham khảo trong bài tiểu luận

  • Tên tác giả: Đối với tiếng nước ngoài thì viết họ, tiếp đến là dấu phẩy (,) còn tên tác giả tiếng việt thì cần viết đủ cả họ và tên
  • Năm xuất bản, tiếp theo là dấu phẩy (,)
  • Tựa sách in nghiêng (,)
  • Ấn bản (edition): Bỏ chi tiết này (,) nếu là ấn bản thứ 1 ví dụ: 2nd edn (viết bằng tiếng anh)
  • Nhà xuất bản, tiếp theo là dấu phẩy (,)
  • Tên thành phố xuất bản sách, tiếp theo là dấu chấm (.)

Lưu ý về từng dấu chấm, dấu phẩy và có thể biến đổi chút về quy cách nhưng phải đủ 6 yếu tố nêu trên.

Trên đây là các hướng dẫn về cách trình bày tiểu luận trong word chi tiết nhất. Nếu bạn cần hỗ trợ viết luận văn tiếng Việt hoặc tiếng anh có thể tham khảo thêm tại: Maasedu.comTraining bye email chúc bạn thành công với bài tiểu luận sắp tới của mình.