CMS chính là một công cụ giúp cho việc quản lý và vận hành các nội dung của website như: hình ảnh, văn bản, âm thanh, phim, tài liệu,… Việc lựa chọn một CMS là hết sức cần thiết và quan trọng đối với một freelancer chuyên nghiệp nhằm mang đến hiệu quả vận hành kinh doanh của website cao nhất . Trong bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu tới các bạn top 5 hệ thống CMS chuyên nghiệp dành cho đội ngũ các freelancer.

  1. Concrete5

concrete5

Đây là một hệ thống quản trị nội dung sử dụng phổ biến cho các freelancer chuyên nghiệp. Concrete5 đi đầu trong lĩnh vực cho phép người dùng chỉnh sửa ảnh thông qua các trình biên tập ảnh. Ngoài ra, nó còn cho phép bạn chỉnh sửa nội dung quan trọng thông qua các công cụ chỉnh sửa cung cấp đầy đủ các điều khiển mà bạn cần. Bên cạnh đó, Concrete5 còn mang đến cho bạn khả năng đi đến bất cứ trang nào trên website của bạn, và còn giúp bạn tạo ra các template một cách dễ dàng mà không cần quá nhiều code.

*Ưu điểm:

– Concrete5 cung cấp cho người mới sử dụng một hệ thống kéo thả linh hoạt. Nếu bạn là một freelancer chuyên nghiệp thì các tính năng hoạt động của nó vô cùng mựot mà.

– Các trình biên tập hình ảnh với tính năng kỹ thuật tốt giúp ích rất nhiều cho các nhiếp ảnh gia hay nhà thiết kế làm việc tự do.

*Nhược điểm:

– Concrete5 có nhiều plugin và extensin có sẵn nhưng vẫn bắt buộc bạn phải trả phí khi sử dụng.

– Nhìn chung, Concrete5 đều rất tốt và mọi thứ hoàn hảo. Tuy nhiên, nó không có gì tạo ra sự khác biệt và nổi bật.

  1. WordPress

phân-biệt-wp-org-và-com
phân-biệt-wp-org-và-com

WordPress hiện đang là một hệ thống CMS đang được các freelancer sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Ra đời vào năm 2003, wordpress đã trở thành một vai trò quan trọng không thể thiếu đối với các trang web được thiết kế hiện đại và ấn tượng.

*Ưu điểm:

– WordPress được sử dụng phổ biến nhất. Hơn 51% các website trên thế giới ứng dụng công cụ CMS này vì sức mạnh vượt trội của nó.

– WordPress là một hệ thống quản trị với tính linh động cao.

– WordPress có rất nhiều các plugins và themes ấn tượng đã tạo ra nhiều chức năng quản lý.

*Nhược điểm:

– WordPress là một hệ thống quản trị ổn định nhất nhưng sự xuống cấp thì không thể tránh khỏi.

– WordPress có rất nhiều thư rác và nguy cơ bị virus tấn công rất cao do được sử dụng phổ biến.

– Không xác định được khu vực nội dung của blog một các nhanh chóng và dễ dàng. Chính vì thế, các công ty thiết kế website thường không sử dụng wordpress cho blog.

  1. Impresspages

 

Đây là một hệ thống CMS cần thiết cho các freelancer. ImpressPages được xây dựng cho các nhà quản trị mạng không có nhiều kiến thức về công nghệ thông tin. Đặc điểm quan trọng nhất của ImpressPages là một hệ thống quản lý với mội trường sử dụng thân thiện.

* Ưu điểm:

– Giao diện trực quan, sinh động

– Dễ dàng thêm và bớt hay chỉnh sửa các nộ dung như: văn bản, hình ảnh, phim.

– Các thao tác sử dụng đơn giản và dễ dàng.

*Nhược điểm:

– Không cung cấp các tiện ích mở rộng.

  1. Ghost

Ghost là một trong những gương mặt mới trong hệ thống CMS nhưng được nhiều freelancer lựa chọn sử dụng cho việc thiết kế website của mình. Ghost chỉ tập trung vào blog. Chính vì thế, nếu bạn là một blogger thì Ghost là một sự lựa chọn hoàn hảo cho bạn.

*Ưu điểm:

– Gây hứng thú cho các blogger vì Ghost chủ yếu tập trung vào blog.

– Công cụ thiết kế đa dạng tạo ra sự kết nối giữa blog và người dùng mạng xã hội.

– Giao diện hiện đại và thân thiện.

*Nhược điểm:

– Có nhiều lỗi tự nhiên xảy ra vì Ghost mới ra đời vào tháng 10 năm 2013.

– Hạn chế tính năng bổ sung dữ liệu từ một bên thứ 3 cho blog.

  1. Squarespace

SquareSpace ra đời vào năm 2004 nên không còn xa lạ đối với các dịch vụ thiết kế website. Nội dung sử dụng cho SquareSpace người dùng phải tự tạo ra vì đây không phải là CMS mã nguồn mở. Tuy nhiên, đây là mặt tích cự vì các nội dung đó đều có chất lượng cao.

*Ưu điểm:

– Điểm tích cực nổi bật của SquareSpace chính là vẻ đẹp của nó.

– Các theme và template có thể được chỉnh sửa một cách dễ dàng.

– SquareSpace có khả năng cập nhật phần mềm một cách tự động.

*Nhược điểm:

– Người dùng không thể thêm các code riêng của mình.

– Không cung cấp công cụ chỉnh sửa giao diện cho website.

– Không phải là một CMS mã nguồn mở nên không thể sử dụng các extension.

Ngoài top 5 hệ thống CMS chuyên nghiệp dành cho các freelancer thì còn rất nhiều các hệ quản trị nội dung khác. Mỗi hệ thống đều có những ưu và nhược điểm khác nhau. Tuy nhiên, bạn có thể hoàn toàn yên tâm vì chúng đều mang lại hiệu quả tốt nhất cho website của bạn. Nếu bạn còn muốn tìm hiểu về hệ quản trị nội dung CMS và muốn lựa chọn một hệ thống tốt nhất thì có thể liên hệ với công ty hosting và thiết kế website uy tín chuyên nghiệp Mona media để được tư vấn và giúp đỡ. Chúc các bạn thành công.