Từ lâu, SEO đã trở thành một trong những công việc, nhiệm vụ tối trọng với những cá nhân, đơn vị làm digital marketing. Nhất là trong thời buổi quá trình ra quyết định mua hàng diễn ra chủ yếu trong môi trường số ngày một nhiều như hiện nay thì SEO lại càng quan trọng. Nhưng làm sao để biết SEO có hiệu quả hay không? Đó là nhờ vào các thông tin trên báo cáo kết quả SEO. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm và hướng dẫn lập báo cáo kết quả SEO chi tiết cho các SEOer mới vào nghề. Hãy cùng theo dõi nhé!

Tổng quan về SEO

SEO là gì?

SEO được viết tắt từ Search Engine Optimization, nghĩa là tập hợp các thủ thuật tối ưu trang web sao cho thân thiện hơn với các công cụ tìm kiếm. Từ đó cải thiện được thứ hạng website trên bảng xếp hạng của Google.

Tổng quan về SEO

Trong quá trình khách hàng mua hàng hóa, SEO sẽ giúp khách tìm kiếm (search) ra nhu cầu thông tin về sản phẩm, thương hiệu, mức giá cả sản phẩm.

Công việc cần làm

Quy trình của một dịch vụ SEO chất lượng sẽ thực hiện trong một vòng tròn khép kín với các công việc cụ thể như:

Bước 1: Phân tích & đánh giá website

Bước 2: Nghiên cứu, tìm kiếm, phân tích và chọn lọc bộ từ khóa phù hợp để xây dựng cấu trúc website.

Bước 3: Phân tích đối thủ cạnh tranh và đánh giá tình hình đối thủ để có hướng đi thích hợp cho dự án SEO.

Bước 4: Tối ưu website với kỹ thuật tối ưu on – page với các hướng giải quyết cho từng vấn đề cụ thể.

Bước 5: Xây dựng kế hoạch nội dung

Bước 6: Lên được kế hoạch off – page

Bước 7: Kế hoạch traffic

Bước 8: Dự kiến ngân sách và phân bổ ngân sách.

Bước 9: Lên tiến trình thực hiện dự án

Bước 10: Đo lường hiệu quả

Bước 11: Tiếp tục quy trình nghiên cứu từ khóa mới

Trong mỗi dự án SEO sẽ có sự kết hợp của 3 nhân sự bao gồm: SEO Manager, Content Writer và Coder. Mỗi người đại diện đảm nhiệm một công việc cụ thể từ lên kế hoạch SEO, sáng tạo nội dung và xây dựng – điều chỉnh website chuẩn SEO & đánh giá hiệu quả website.

Sau mỗi quy trình thực hiện dự án SEO hoàn thành, để đo lường, theo dõi hiệu quả SEO cần có những thông số và dữ liệu cụ thể. Khi đó, SEO manager cần lập một báo cáo kết  quả SEO chi tiết.

Cách lập báo cáo kết quả SEO

lập báo cáo seo
Cách lập báo cáo kết quả SEO

Trong báo cáo phân tích kết quả SEO sẽ có 4 phần cơ bản bao gồm: 

  • Phân tích website
  • Phân tích cạnh tranh
  • Phân tích từ khóa
  • Định hướng mục tiêu

Sau đây là những thông tin được công ty SEO MonaSEO chia sẽ, hãy cùng đi phân tích cụ thể từng mục báo cáo nhé!

Phân tích website

Trong đó, bạn sẽ cần quan tâm tới các mục như:

Các chỉ số cơ bản

  • Google: quan tâm tới các chỉ số như index, backlink, page rank,…
  • Bing: quan tâm tới backlink, index,…
  • Ngoài ra còn có Alexa.

Với mục này, bạn có thể sử dụng add – on website hay SEO quake,… và tạo theo bảng cho dễ nhìn.

Ví dụ: Bảng chỉ số cơ bản website dưới đây

Google Bing Alexa Khác
Website Page rank Backlink Index Index Backlink Thế giới Việt Nam

Thông qua các mục tiêu kế hoạch đề ra để đánh giá quá trình phát triển của website một các chính xác nhất.

Các yếu tố người dùng

Yếu tố người dùng ở đây cần xem xét tới nhiều khía cạnh khác nhau như:

  • Số lượng lượt truy cập theo ngày, tháng, quý,… sau đó tổng lượng truy cập.
  • Thời gian bình quân dừng lại trên một site.
  • Số lượng trang mà người dùng truy cập (thống kế đầy đủ số lượng, sắp xếp theo số lượng trang).
  • Số lượng truy cập mới và số lượng truy cập khách cũ quay lại.
  • Nguồn khách dùng truy cập.
  • Khu vực khác truy cập (sắp xếp theo thứ tự và số lượng người truy cập từng vùng/khu vực).

Phân tích yếu tố người dùng sử dụng công cụ chủ yếu là Google analytics. Thông qua các chỉ số người dùng này sẽ giúp đánh giá được mức độ phát triển của website và định hướng mục tiêu cụ thể cho thời gian tới.

Báo cáo onpage

Báo cáo onpage
Báo cáo onpage tổng thể website

Báo cáo on page sẽ cần có các mục cơ bản bao gồm:

Báo cáo quá trình tối ưu onpage: Gồm cả những điểm đã tối ưu & chưa tối ưu để có đánh giá và điều chỉnh tối ưu hơn.

– Đánh giá hiệu quả mang lại từ tối ưu on – page.

– Báo cáo về các phân tích như:

  • Các chỉ số bao gồm index, backlink, PR, alexa,… cùng thứ hạng các từ khóa tự nhiên của website. Qua đó đánh giá độ trust của web.
  • Tối ưu URL sao cho ngắn gọn, thân thiện, nhưng đòi hỏi vẫn phải chứa từ khóa chính.
  • Phân tích về tên miền – domain age, tên quốc gia – quốc tế (đuôi .vn, .com,…)
  • Phân tích về tốc độ tải trang, vị trí, IP hosting.
  • Thông tin về Sitelink, Rich Snippet.
  • Các loại thẻ meta như: thẻ tiêu đề – title, thẻ mô tả – description, thẻ từ khóa – keyword,… (Ngoài ra còn có các loại thẻ quan trọng khác như: thẻ Heading, thẻ Canonical, thẻ Img Alt, Dofollow hay Nofollow,…).
  • Đánh giá về tối ưu nội dung bao gồm: mật độ từ khóa, nội dung hấp dẫn, bố cục dễ nhìn, dễ đọc,…
  • Một số yếu tố khác như: Cài đặt công cụ quản lý, robots.txt, sitemap, rss feeds,…

Báo cáo về thứ hạng từ khóa

Với thứ hạng từ khóa, bạn có thể lập bảng với các hạng mục tương tự như sau:

  1. Bảng về thứ hạng các từ khóa, thời gian, thứ hạng,…

Ví dụ:

Website Từ khóa Mục tiêu Thời gian bắt đầu Thời gian kết thúc Kết quả
Tên miền Thiết kế website du lịch Top 1 04/09/2020 04/11/2020 Top 1
website du lịch Top 1
Tác dụng của táo đỏ Top 1
  1. Bảng thứ hạng từ khóa của các đối thủ cạnh tranh

Ví dụ:

Từ khóa Website Thời gian (Ngày) Thứ hạng
Phần mềm quản lý domain.com 04/11/2020 Top 1

Ngoài ra, bạn cần quan tâm tới các chỉ số khác bao gồm:

  • Các chỉ số Index 2000, google rank 5, backlink 300đ,… 
  • Tiến hành định hướng mục tiêu tiếp theo với thời gian cụ thể.
  • Khi đó, bạn cần quan tâm ví dụ: Onpage bao nhiêu %? Số lượng khách truy cập? % khách quay lại? Thời gian bình quân ở tại site? Thứ hạng từ khóa top mấy?
  • Nếu khách hàng có sử dụng dịch vụ backlink entity thì bạn cũng phải lập bảng báo cáo các link social kèm user và password.

Báo cáo nội dung

Trong đó cần thể hiện được các nội dung bao gồm:

  • Nội dung được xem nhiều nhất – ít nhất là cái nào?
  • Nội  dung mà khách ở lại lâu nhất – ít nhất là bài nào?
báo cáo nội dung web
Báo cáo chỉnh sửa nội dung của website

Thông qua đây để đánh giá chung với các số liệu bên trên và đưa ra kết quả, định hướng tiếp theo tốt hơn cho dự án.

Trên đây là hướng dẫn bản báo cáo cho một chiến dịch SEO thành công được tham khảo từ Lucidplot. Nếu chiến dịch của bạn không đạt được đủ các kết quả như mục tiêu đề ra, bạn cần phải xem xét, kiểm tra, tìm ra nguyên nhân để khắc phục nhanh nhất có thể. 

Hi vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp ích nhiều cho việc lên báo cáo kết quả SEO của bạn. Chúc bạn thành công!