Tình trạng tiểu đêm ở người già là một trong những triệu chứng rối loạn tiểu tiện thường gặp ở người lớn tuổi. Căn bệnh này không chỉ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe mà còn gây ra nhiều hệ lụy khác nhau cho người bệnh. Vì vậy, để có thể hiểu hơn về căn bệnh tiểu đêm ở người già cũng như có cách phòng ngừa bệnh phù hợp thì hãy cùng Training By Email theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé.
Bệnh tiểu đêm ở người già là bệnh gì?
Như đã nhấn mạnh ở trên, bệnh tiểu đêm ở người là tình trạng rối loạn tiểu tiện. Người bệnh thường xuyên có cảm giác buồn tiểu nhiều về đêm nhưng mỗi lần tiểu lại ra rất ít. Mỗi đêm thường phải thức dậy từ 3 – 4 lần để đi tiểu. Để biết có đang rơi vào tình trạng tiểu nhiều hay không, người bệnh có thể tính dựa theo thể tích (trên 2,5l / 24h) hoặc số lần tiểu vượt quá 8 lần/ngày. Trong khi đó, người bình thường chỉ đi tiểu từ 4 – 8 lần/ngày.
Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đêm ở người già?
Hiện nay, có rất nhiều nguyên nhân gây nên chứng tiểu đêm ở người già nhưng phổ biến nhất vẫn là do một số nguyên nhân dưới đây:
Do lão hoá
Tuổi tác chính là một trong những yếu tố đầu tiên tác động đến quá trình bài tiết của cơ thể. Khi tuổi tác càng cao, các cơ quan bên trong cơ thể sẽ càng có hiện tượng bị lão hóa. Cụ thể, đối với vấn đề đi tiểu đêm thì là do sự suy yếu của các cơ bàng quang gây ảnh hưởng đến việc lưu trữ nước tiểu.
Với những người trẻ thì bàng quang có thể chứa được khoảng 300 – 350ml nước tiểu. Thế nhưng, với người già thì chỉ với một lượng nước tiểu nhỏ cũng đủ khiến cho bàng quang dẫn truyền kích thích lên não để tạo ra cảm giác buồn tiểu. Đặc biệt, sự lão hóa của cơ thể cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hormon chống bài niệu. Vì vậy mà người già sẽ phải đi tiểu thường xuyên hơn mặc dù không nạp quá nhiều nước vào cơ thể.
Người lớn tuổi bị mất ngủ, ngủ không sâu giấc
Khó ngủ, ngủ không sâu giấc là vấn đề thường rất hay gặp ở những người lớn tuổi và điều đó càng dễ gây ra cảm giác buồn tiểu. Ngược lại, đi tiểu nhiều cũng chính là nguyên nhân khiến cho người già bị mất ngủ. Tình trạng này giống như một vòng luẩn quẩn và lâu ngày ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh.
Do bệnh lý tuyến tiền liệt
Nam giới cao tuổi thường có tỷ lệ mắc ung thư tuyến tiền liệt hay u xơ khá cao. Mà đây cũng lại là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng tiểu đêm, tiểu rắt và tiểu són ở người già. Nguyên nhân là do các khối u có kích thước lớn chèn ép vào cổ bàng quang gây ra tình trạng chèn ép, từ đó gây phản xạ mắc tiểu hơn bình thường.
Do viêm nhiễm
Những người cao tuổi thường sức đề kháng sẽ bị suy giảm, kéo theo đó là nhiều vấn đề về sức khỏe. Nhất là các bệnh từ khi còn trẻ như viêm phụ khoa, viêm đường tiết niệu nếu không được chữa trị dứt điểm có thể trở thành mãn tính. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến cho tình trạng bệnh tiểu đêm ở người già trở nên trầm trọng hơn.
Do ảnh hưởng từ thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày
Sử dụng rượu bia hay các chất kích thích, thực phẩm lợi tiểu vào ban ngày cũng sẽ khiến cho mọi người đi tiểu đêm nhiều hơn. Thế nhưng, đối với người già thì các yếu tố trên lại càng ảnh hưởng sâu sắc, nhất là khi sử dụng nhiều vào buổi tối. Bên cạnh việc hay đi tiểu đêm, những thói quen xấu sẽ còn gây ra nhiều bệnh lý khác như: Tim mạch, huyết áp, tiểu đường,….
Do suy giảm chức năng thận
Theo nguyên lý Y học cổ truyền, thận bị suy yếu chính là một trong những lý do dẫn đến sự rối loạn bài tiết của cơ thể. Trong đó, tình trạng tiểu đêm, tiểu nhiều lần hay tiểu són là điều không thể nào tránh khỏi. Còn với Y học hiện đại, chức năng thận bị suy yếu sẽ dẫn đến khả năng tái hấp thu dịch lỏng giảm. Do đó, khi nước tiểu bị đào thải ra nhiều hơn sẽ khiến cho bàng quang phát ra tín hiệu buồn tiểu liên tục.
Hệ lụy của bệnh tiểu đêm ở người già
Người già khi mắc chứng đi tiểu đêm sẽ phải đối mặt với rất nhiều cảnh báo nguy hiểm về sức khỏe, cuộc sống thường ngày cũng bị đảo lộn nhiều, cụ thể:
Mất ngủ kinh niên
Khi đi tiểu đêm nhiều lần, người già sẽ phải thức dậy nhiều lần để đi vệ sinh khiến họ bị mất ngủ. Nếu tình trạng này vẫn luôn kéo dài sẽ khiến cho sức khỏe của người bệnh bị bào mòn nhanh chóng, sức đề kháng bị suy giảm, cơ thể và hệ thần kinh cũng bị suy nhược, thậm chí còn dẫn tới tình trạng rối loạn tâm thần.
Tăng nguy cơ bị té ngã và chấn thương
Đặc điểm chung của người già là có thị lực, xương khớp yếu. Chính vì vậy, việc thường xuyên thức dậy và di chuyển trong đêm để đến nhà vệ sinh có thể khiến cho họ dễ bị té ngã, gãy xương và gặp chấn thương nghiêm trọng. Đặc biệt là với các trường hợp nhà vệ sinh ở xa, nền nhà trơn trượt và hệ thống ánh sáng lại không đủ.
Tăng nguy cơ bị tử vong
Người già khi mắc phải chứng tiểu đêm sẽ thường phải đối diện với nguy cơ lớn nhất đó chính là bị nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não. Do vậy mà khi phải thức dậy vào ban đêm, chính sự thay đổi đột ngột nhiệt độ từ trên giường so với bên ngoài sẽ khiến cơ thể không thể phản ứng kịp, từ đó dẫn đến tình trạng đột quỵ.
Ảnh hưởng tới cuộc sống
Bệnh tiểu đêm cũng ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của chính họ và khiến cho mọi giờ giấc, sinh hoạt bị đảo lộn. Chưa kể, thức đêm thường xuyên còn khiến cho cơ thể lúc nào cũng có cảm giác buồn ngủ và không còn cảm thấy thoải mái, vui vẻ nữa.
Hướng dẫn cách điều trị bệnh tiểu đêm ở người già
Bệnh tiểu đêm nhiều ở người lớn tuổi thực chất không phải là một vấn đề đơn giản như mọi người thường nghĩ. Bởi lẽ, hiện tượng này sẽ gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe của chính người bệnh. Vì thế, việc bản thân người cao tuổi hay chính con cháu, người thân trong nhà học cách điều trị bệnh tiểu đêm sẽ giúp khắc phục tình trạng này một cách hiệu quả.
Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp với thể trạng sức khỏe
Theo ý kiến của các chuyên gia, để khắc phục tình trạng tiểu đêm thì người bệnh cần phải hạn chế các thực phẩm lợi tiểu như: Mướp, rau cải, bầu,… nhất là trong các bữa ăn tối. Ngoài ra, người bệnh cũng không nên ăn đồ cay nóng, uống nhiều nước hay ăn hoa quả có nhiều axit như: Chanh, cam, bưởi,…. Thay vào đó, hãy nên tăng cường ăn các loại chất xơ, rau xanh để giảm tình trạng táo bón làm áp lực lên bàng quang khiến cơ thể buồn tiểu nhiều.
Điều trị các bệnh lý có liên quan đến bệnh tiểu đêm
Việc điều trị các bệnh lý như u xơ tiền liệt tuyến, viêm đường tiết niệu, suy thận,… là rất cần thiết để điều trị tận gốc bệnh tiểu đêm ở người già. Muốn biết chính xác vấn đề đang gặp phải, người bệnh cần phải đến các cơ sở y khoa để thăm khám, đồng thời điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Giữ tinh thần thoải mái
Tâm lý chính là một trong những yếu tố hàng đầu để nâng cao hiệu quả của quá trình điều trị. Với những người già mắc chứng tiểu đêm, họ cần phải có tâm lý thoải mái và tránh căng thẳng. Hãy coi đây là một hiện tượng lão hóa bình thường nên cần động viên người bệnh không cần phải quá lo lắng. Đối với con cái hay người thân đang chăm sóc người già bị bệnh tiểu đêm thì cần phải có thái độ ân cần, không được cáu gắt để người già bớt cảm thấy tự ti.
Tập thể dục thường xuyên
Theo các chuyên gia chăm sóc tại các trung tâm chăm sóc người cao tuổi cho biết, việc thực hiện những bài tập thể dục nhẹ nhàng sẽ giúp cho người già cảm thấy được thư thái, khỏe mạnh. Ngoài ra, điều này cũng sẽ giúp cho giấc ngủ của họ được sâu và kéo dài hơn. Bên cạnh đó, các bài tập thể dục còn giúp tăng cường sức mạnh chịu đựng của bàng quang và hạn chế số lần đi tiểu trong đêm.
Cách phòng ngừa bệnh đi tiểu đêm ở người già
Bệnh tiểu đêm ở người già là một hiện tượng bình thường mà ai trong độ tuổi này cũng sẽ gặp. Tuy nhiên, bạn cũng có thể phòng tránh và hạn chế tình trạng này bằng việc áp dụng các biện pháp dưới đây:
- Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, phù hợp với thể trạng sức khỏe.
- Nên tập thể dục nhẹ nhàng trước khi đi ngủ để giúp cho giấc ngủ được kéo dài, sâu giấc hơn, từ đó làm quên đi việc phải tiểu đêm.
- Không nên để không khí trong phòng quá lạnh vì gây co mạch ngoại biên, làm tăng máu đi qua thận và thể tích của nước tiểu cũng sẽ tăng nhanh hơn.
- Giảm uống nước trước khi đi ngủ từ 2 – 4h.
- Giảm tình trạng lo lắng, căng thẳng trong cuộc sống đời thường.
- Hạn chế uống các thuốc lợi tiểu hay thuốc tây khi gần đến giờ đi ngủ.
Trên đây là những nguyên nhân và cách điều trị bệnh tiểu đêm ở người già để mọi người có thể phòng tránh dễ dàng. Mặc dù là một hiện tượng bình thường hay gặp nhưng nếu không điều trị kịp thời, người bệnh sẽ phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ về sức khỏe.