CMS có thể nói là một trong những giải pháp toàn diện để doanh nghiệp hay cá nhân có thể làm website trong thời gian ngắn với mức giá rẻ, tại sao lại như vậy? Hãy tham khảo bài chia sẻ dưới đây của chúng tôi để hiểu hơn về CMS trong thiết kế website.
CMS là gì?
CMS là gì? CMS là chữ viết tắt của cụm từ Content Management System, có nghĩa là hệ thống quản trị nội dung những tài liệu điện tử với các chức năng chính là: tạo lập, lưu trữ, chỉnh sửa, truyền tải, chia sẻ, tìm kiếm và phân quyền nội dung của người dùng. Sự xuất hiện của CMS giúp cho việc chỉnh sửa và quản lý nội dung thuận tiện và dễ dàng hơn trước. Bằng cách sử dụng CMS, người ta có thể tiết kiệm kha khá chi phí trong việc làm web. Công ty Dzr-Web cũng cho biết những khách hàng yêu cầu làm web bằng CMS sẽ có mức giá dễ chịu hơn, thời gian hoàn thành cũng nhanh hơn trong khi đó thì giao diện web cũng không khác nhiều so với các nền tảng khác, vì vậy dịch vụ thiết kế web bằng CMS nhận được nhiều yêu cầu hơn hẳn trong thời gian gần đây.
CMS giúp cho việc quản lý nội dung sau khi đã làm web trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Các nội dung website thường quản lý bằng CMS chủ yếu là bài viết, hình ảnh, video, các trang con,… đôi khi chỉnh sửa, thay đổi tên các danh mục, màu sắc, hoặc giao diện website. Bạn cũng có thể đọc thêm định nghĩa về CMS trên wikipedia để nắm rõ hơn khái niệm này.
Như vậy có thể thấy CMS đóng vai trò quan trọng trong cách vận hành của các trang web. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp kinh doanh online thì việc không sử dụng CMS sẽ làm cho việc vận hành hoạt động kinh doanh không được trơn tru, hiệu quả. Nếu bạn đang có ý định kinh doanh trực tuyến bằng website thì đây là những CMS phổ biến mà bạn nên tham tham khảo.
Các CMS phổ biến
Như vậy thì câu hỏi CMS là gì đã được trả lời ở trên, tiếp theo ta cùng tìm hiểu các loại CMS trong website thường dùng hiện nay. Có nhiều loại CMS được viết bằng các ngôn ngữ lập trình khác nhau, ví dụ như: DotnetNuke (ASP), Joomla (PHP), WordPress (PHP), Magento (PHP), Kenito (ASP), PHP-Nuke (PHP, Rainbow (ASP), Drupal (PHP), Liferay (JSP), Typo3 (PHP),…
Mời các bạn xem thêm bài: top 5 các CMS
CMS WordPress là gì?
WordPress được ra mắt lần đầu tiên vào năm 2003, bởi Matt Mullenweg và Mike Little. Đây là mã nguồn mở viết bằng PHP kết hợp với hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL. Ban đầu WordPress được tạo ra nhằm hỗ trợ người dùng tạo blog cá nhân, WordPress được rất nhiều người yêu thích vì dễ sử dụng và có nhiều tính năng hay. Từ đó đến nay, số lượng người dùng WordPress tăng lên nhanh chóng, sau đó có rất nhiều lập trình viên tham gia phát triển mã nguồn mở WordPress. Do đó, nếu có những lỗi phát sinh trong quá trình sử dụng WordPress, thì người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm câu trả lời tại cộng đồng này.
Hiện tại WordPress được xem như là một CMS vì tính những tính năng vượt trội hỗ trợ người dùng tạo ra các loại website khác nhau. Trong khoảng 3 năm gần đây thì CMS WordPress đã vượt lên dần đầu về số người dùng và tính phổ biến trên toàn thế giới cũng như ở Việt Nam. Với CMS WordPress, người dùng có thể thiết kế website các loại khác nhau. Từ các website dạng tin tức, blog cá nhân, cho tới các trang web bất động sản, web giới thiệu, làm web bán hàng, hoăc trang thương mại điện tử. Hầu hết các loại website, với quy mô vừa và nhỏ đều có thể thiết kế được trên nền tảng WordPress. Người dùng có thể dễ dàng thay đổi giao diện trang web chỉ bằng cách thay đổi theme WordPress có sẵn. Bên cạnh đó, nếu muốn thêm tính năng gì cho web site thì chỉ cần tìm plugin WordPress tương thích rồi cài vào. Tất cả chỉ thực hiện bằng một cú click chuột, hoàn toàn dễ dàng.
Theme WordPress là gì?
Như đã nói ở trên thì theme WordPress chính là giao diện của WordPress, cũng tức là giao diện của website sẽ hiện ra đối với người dùng. Trong file manager của website thiết kế bằng CMS WordPress thì theme chính là nơi chứa tất cả file thiết kế giao diện trang web. Bạn có thể thay đổi giao diện của website chỉ bằng một cú click chuột, chọn theme bạn yêu thích và thêm mới. Vậy là có giao diện mới phù hợp với nhu cầu sử dụng website của bạn. Thông thường để sở hữu theme wordpress bạn phải mua từ nhà phát hành, cũng có một số trang web cho tặng theme miễn phí. Nhưng tốt nhất bạn không nên sử dụng theme WordPress miễn phí, vì những theme này thường hay được cài cắm mã độc. Sử dụng nó chỉ làm hỏng website của bạn.
Plugin WordPress là gì?
Plugin WordPress là thành phần mở rộng nhỏ (hay còn gọi là trình cắm) được xây dựng trên ngôn ngữ lập trình PHP. Nó có thể có một hoặc nhiều chức năng khác nhau mà các chức năng này không có sẵn trong theme WordPress. Ví dụ như bạc muốn tối ưu seo, bạn phải dùng plugin Yoast Seo hoặc All In Seo, nó sẽ giúp bạn tối ưu seo on page tốt hơn. Hoặc bạn cần thu thập email bạn phải cần sử dụng plugin Contact Form 7, tối ưu tốc độ web thì Rocket,…
Hiện tại có hàng chục ngàn plugin miễn phí được phát hành trên thư viện WordPress, tuy nhiên không phải plugin nào cũng tốt.
Mặt khác nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm hay kiến thức để SEO Onpage, chúng tôi khuyên bạn nên nhờ đến các đơn vị cung cấp dịch vụ làm SEO uy tín. Thực tế hiện nay có rất nhiều công ty nhận thiết kế web và làm SEO trên thị trường, để có thể cạnh tranh với đối thủ cùng ngành thì hầu hết các đơn vị đều có chính sách hỗ trợ khách hàng với nhiều ưu đãi đặc biệt. Tuy nhiên hãy thật sáng suốt khi lựa chọn ký hợp đồng với bất kỳ công ty nào vì không phải đơn vị nào cũng uy tín.
Nơi down plugin miễn phí
Khi bạn cần sử dụng plugin wordpress bạn có thể tải về trên thư viện plugin WordPress, đây là nơi cung cấp rất nhiều plugin miễn phí. Đa phần những plugin miễn phí này có chất lượng khá thấp, một số khác thì chỉ cho người dùng trải nghiệm dùng thử, nếu muốn sử dụng tốt hơn thì phải trả phí nâng cấp. Tuy nhiên cũng có một số plugin miễn phí sử dụng khá tốt. Bạn có thể từ từ sử dụng, trải nghiệm rồi chọn plugin tốt nhất cho mình, vì mỗi người có ý thích sử dụng plugin khác nhau.
Nơi mua plugin tính phí
Hầu hết các nhà cung cấp theme WordPress đều mua có bán plugin. Bạn có thể chọn mua plugin tại các trang bán theme uy tín sau: MyThemeShop, Theme Junkies, ThemeForest, ElegentThemes, Templatic. Hiện tại ở Việt Nam cũng đã có một số đơn vị bán plugin dưới dạng mua chung, giá cũng khá rẻ, các plugin vẫn xài đầy đủ các tính năng. Bạn có thể tìm kiếm những đơn vị này, lưu ý phải kiểm tra thông tin người bạn cẩn thận tránh bị scam.
Cách cài đặt WordPress
Để cài đặt theme WordPress bạn có thể thực hiện theo 2 cách đơn giản: cách 1 là tìm và cài đặt theme có sẵn trên thư viện; cách 2 upload theme trực tiếp từ máy tính lên website.
Tìm và cài đặt theme có sẵn trên thư viện
Bạn vào Apperance, chọn Theme, click Add New. Sẽ có rất nhiều theme cho bạn chọn lựa. Bạn hãy chọn theme nào phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình, sau đó click Preview để xem trước. Nếu ưng ý thì ta nhấn Install, nhớ là kích Active thì theme mới hoạt động nha bạn. Vậy là bạn đã cài đặt xong theme có sẵn trên thư viện.
Upload theme trực tiếp từ máy tính lên website
Cách cài đặt theme này thường dùng cho những theme trả phí. Khi bạn mua theme tại các trang bán theme WordPress họ sẽ cung cấp theme được đóng gói dưới dạng file .zip. Bạn vào Appearance, chọn Themes, chọn Add News, click vào Upload Theme, chọn theme của bạn rồi nhấn upload. Vẫn như trên, bạn phải click vào Active theme sau khi upload xong thì theme mới hoạt động.
Nơi mua theme WordPress uy tín
Hiện tại ở Việt Nam có rất nhiều trang web chào bán theme giá rẻ rất nhiều, nhưng lời khuyên dành cho bạn là nên chọn mua theme tại các trang chính chủ. Tốt nhất vẫn là truy cập trang web của các nhà phát hành theme như MyThemeShop, Theme Junkies, ThemeForest, ElegentThemes, Templatic… bạn mua theme chính hãng được hỗ trợ bảo hành và cập nhật đầy đủ. Giá có thể đắt hơn khi mua tại những nơi không rõ nguồn gốc, nhưng bạn có thể yên tâm không bí dính mã độc, không bị cài cắm backlink xấu,…
CMS Joomla là gì?
Ngoài CMS WordPress thì ở Việt Nam trước đây CMS Joomla được dùng rất nhiều, thường dùng làm web thương mại điện tử, từng có thời kỳ được xem là “ông hoàng” vì tương tác thân thiện với người dùng, khả năng điều hướng dễ dàng. Hầu như ai cũng có thể sử dụng CMS Joomla vì nó không đòi hỏi kiến thức chuyên môn quá cao, chỉ cần biết chút ít kiến thức về máy tính là có thể sử dụng tốt.
CMS Magento là gì?
CMS Magento được phát triển dựa trên nền tảng Zend Framework, được phát hành lần đầu tiên vào năm 2008 bởi Varien. Nếu như CMS WordPress được sử dụng phổ biến trong việc xây dựng các website tầm trung và vừa thì CMS Magento được sử dụng nhiều cho các trang thương mại điện tử lớn. Các thương hiệu nổi tiếng toàn cầu như Nike, Samsung, Nestle Nespresso, Fox Connect, Lenovo, Olympus đều sử dụng CMS Magento làm nền tảng xây dựng trang web cho mình.
CMS khác biệt gì với Framework?
Trước khi đi vào so sánh CMS và Framework có gì khác biệt chúng ta cần hiểu một chút khái niệm về Framework. Hiểu đơn giản thì Framework là một bộ khung, trên đó có nhiều thành phần, cấu trúc (function) được xây dựng sẵn như themes, layout, handle users. Có nhiều loại Framework khác nhau, có Framework lớn, có Framework nhỏ, phức tạp, có đơn giản có, tùy nhu cầu sử dụng của người dùng mà chọn lựa Framework cho phù hợp.
Nói một cách đơn giản, nếu bạn muốn xây dựng trang web vừa và nhỏ, không cần am hiểu nhiều về code thì có thể dùng WordPress, nếu bạn muốn xây dựng trang web lớn với nhiều ứng dụng phức tạp vì dùng các Framework.
CMS có nhược điểm gì?
Do những tính vượt trội nên CMS được sử dụng khá nhiều trong thiết kế website, được nhiều người dùng ưu thích. Tuy vậy các loại CMS cũng có những nhược điểm nhất định, chẳng hạn như đối với CMS Drupal thì người dùng rất khó khăn trong việc tạo các menu, có quá ít extensions để chọn lựa, mỗi khi nâng cấp Drupal lên phiên bản mới thì người dùng phải chờ nhà cung cấp nâng cấp extensions tương ứng. Còn đối với mã nguồn mở Joomla thì khả năng Seo rất kém, không chạy tốt trên máy chủ Windows, ngoài ra Joomla cũng không có khả năng Multiple site. Riêng CMS WordPress thì khá là hoàn hảo, nhưng có một hạn chế nhất định là khi website có lượng truy cập lớn thì WordPress lại gây ra tồn tài nguyên. Tuy nhiên, bạn có thể bỏ thêm chi phí để cải thiện vấn đề này, nhất là khi website của bạn trở thành thương hiệu lớn.
Công ty thiết kế web bằng CMS uy tín
Tuy có một vài hạn chế nhất định, nhưng so với những ưu điểm đã trình bày thì xây dựng website bằng CMS để kinh doanh vẫn là xu hướng chung trong tương lai. Hiện tại có nhiều đơn vị thiết kế website bằng CMS. Một trong số đó là Mona Media, đơn vị có trên 8 năm kinh nghiệm trong việc thiết kế website, đồng thời cũng là công ty đăng ký tên miền cho khách hàng. Đáp ứng đủ các yêu cầu của khách hàng đề ra, từ thiết kế web giới thiệu, thiết kế web bán hàng, thiết kế web dạy học,… Tiêu chí của Mona Media không thiết kế web giá rẻ, chỉ tập trung phát triển những sản phẩm chất lượng, hỗ trợ khách hàng tận răng trong suốt quá trình sử dụng. Nếu bạn quan tâm đến thiết kế web bằng CMS của Mona có thể tham khảo tại đây