Trong sinh hoạt hằng ngày, chúng ta thường hay gặp những vết thương bị rách da. Đặc biệt, thường xuất hiện nhiều ở trẻ em bởi tính hiếu động, thích khám phá, tò mò. Một số vết thương rách da có thể là do động vật cắn, đứt tay, tróc da,… Dưới đây Training By Email sẽ hướng dẫn cho bạn cách sơ cứu vết thương rách da đơn giản, hỗ trợ phục hồi nhanh chóng!

Thế nào được gọi là vết thương rách da?

Thế nào được gọi là vết thương rách da?

Vết thương rách da là một dạng tổn thương của cơ thể. Chúng xuất hiện khi lớp biểu bì của da bị rách, xước, cắt, đâm thủ hoặc chấn thương do tác động một lực mạnh. Cả 2 trường hợp tổn thương biểu bì và chấn thương đều gây ra cho con người cảm giác đau.

Trong trường hợp chấn thương nặng, các vết thương quá sâu. Có thể khiến các bộ phận khác bị biến dạng, khuyết tật, thậm chí nếu gây ra chảy máu nhiều và kéo dài dẫn đến tử vong đột ngột.

Cách sơ cứu vết thương rách da đơn giản 

Xử lý vết thương hở là một trong những kỹ năng cần thiết, mà bất cứ ai cũng cần phải biết. Điều đó, không chỉ giúp ích cho bạn mà còn cho cả những người xung quanh. 

Nếu trong quá trình ban đầu, bạn xử lý tốt, như vậy sẽ mang lại hiệu quả phục hồi vết thương nhanh chóng, giảm thiểu tình trạng mất máu và sưng đau. Hạn chế được nguy cơ nhiễm trùng, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Khi bạn hoặc những người xung quanh gặp các vấn đề về vết thương rách da như: Vật nhọn đâm vào dẫn đến chảy máu. Bạn cần nhanh chóng xử lý bằng các hướng dẫn sơ cứu vết thương rách da đơn giản như sau:

Cầm máu vết thương

Cầm máu vết thương

Trước tiên, với những vết rách da bị chảy máu, thì bạn cần cầm máu nhanh nhất có thể. Bằng cách sử dụng bông gòn hoặc vật liệu cầm máu đè lên vị trí rách. ( Bạn có thể mua các vật liệu cầm máu an toàn tại các cơ sở y tế uy tín hoặc tại công ty Chỉ phẫu thuật CPT Sutures).

Trong một số trường hợp, bạn không có 2 vật dụng trên, thì có thể sử dụng ngón tay (vết rạch nhỏ, lượng máu chảy ít) hay vải sạch (vết rạch lớn, chảy máu nhiều), để ấn mạnh từ trên xuống dưới, để máu ngừng chảy.

Nếu trường hợp đối với những vết thương nằm ngay vị trí động mạch chủ. Bạn cần kết hợp thêm với 1 sợi dây mềm hay băng vải để cột một vòng quanh vết thương. Dùng một cây que nhỏ, xuyên qua sợi dây rồi vặn nhiều vòng để sợi dây được siết chặt phía trên. 

Ép vào động mạch nhỏ để máu ngừng chảy nhanh chóng. Đồng thời, gấp rút đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời xử lý. Bởi nếu dây buộc chặt quá lâu, sẽ khiến máu không thể đến được các cơ quan bên dưới, dẫn đến hoại tử, tàn phế suốt đời.

Vệ sinh vết thương 

Sau khi máu đã được cầm, bạn tiến hành qua bước tiếp theo, đó là vệ sinh, làm sạch vết thương. Nếu vết thương có các dị vật, hãy lấy ra khỏi vùng tổn thương để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng. Bước này, giúp bạn hạn chế được nguy cơ để lại sẹo và giảm thiểu triệu chứng đau nhức, tại vị trí rách.

Tốt nhất, nên sử dụng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn povidine để sát trùng. Như vậy có thể loại bỏ được bụi bẩn, tiếp đó dùng nhíp gắp dị vật ra (Nếu có). Đối với dị vật lớn, vết thương quá sâu và rộng, hãy đưa đến cơ sở y tế để xử lý. Bạn không nên tự ý can thiệp, điều này có thể sẽ làm cho vết rách trở nên nghiêm trọng hơn, đau đớn cho người bị thương.

Băng bó 

Băng bó 

Khi 2 bước trên đã tiến hành xong, bạn chuyển qua bước băng bó. Sử dụng một chiếc khăn mềm, nhẹ nhàng lâu khô vị trí bị rách da và vùng lân cận. Dùng bông gạc để băng bó, phủ kín bề mặt vết thương. Qua 24 giờ, hãy tháo ra và vệ sinh một lần nữa, rồi thay băng mới. Bạn chú ý hạn chế vận động mạnh, vì có thể khiến vết thương bị rách và chảy máu lại lần nữa, lâu lành.

Khi nào vết thương rách da cần đưa đến bệnh viện? 

Sau khi hướng dẫn cho bạn cách sơ cứu vết thương rách da đơn giản tại nhà thì tiếp theo đây hãy cùng cùng chúng tôi tìm hiểu khi nào thì cần phải đến bệnh viện nhé! 

Thông thường, với những vết thương rách da có thể thực hiện sơ cứu tại nhà. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người bị thương cần được đưa đến bệnh viện ngay, cụ thể:

  • Vết rách da lớn, chảy máu nhiều, nghiêm trọng.
  • Sau 10 phút ép mạnh vào vết thương, tình trạng chảy máu vẫn không dứt.
  • Vết thương quá sâu, ngay tại vị trí trên khớp.
  • Bạn không thể tự thực hiện làm sạch vết thương.
  • Vết rách xuất hiện khi bạn bị người hoặc động vật cắn.

 Một số lưu ý khi sơ cứu vết thương rách da

 Một số lưu ý khi sơ cứu vết thương rách da

Đối với những vết thương rách, hở, nhất là tại các vị trí dễ nhìn thấy, bạn cần thực hiện một số vấn đề như sau: 

  • Cần kiêng khem một số loại thực phẩm được chế biến từ thịt gà, đồ nếp,… Những loại thực phẩm này khiến vết thương bị mưng mủ, đau nhức, làm chậm quá trình lành thương.
  • Để tránh tình trạng xuất hiện sẹo lồi, sẹo thâm, mất thẩm mỹ, bạn tuyệt đối tránh xa thịt bò, hải sản, trứng,…
  • Nếu bắt buộc sử dụng oxy già, hãy dùng ở bước rửa vết thương. Sau khi đã vệ sinh, xử lý vết thương xong, bạn không nên sử dụng nữa. Bởi vì có thể khiến cùng da bị tổn thương, ăn mòn liên tục dẫn đến khó phục hồi.
  • Khi các vết thương bắt đầu lành lại, hiện tượng đóng vảy, ngứa ra có thể khiến bạn khó chịu. Lúc này, bạn tuyệt đối không được gãi hay cạo lớp vảy, tránh để lại sẹo, nám hoặc vết trầy xước trên da.

Ngược lại, với những vết thương đóng, bạn cần tránh một số điều sau:

  • Không được bôi dầu nóng, dầu gió hay các loại dầu xoa bóp khác ngay sau khi cơ thể chịu tác động. Vì như vậy sẽ dẫn đến máu nuôi truyền đến tổn thương nhiều hơn, gây ra hiện tượng đau nhức và tình trạng này có thể diễn biến xấu đi. 
  • Hơn nữa, việc cố vận động mạnh trong vòng 72 giờ đầu tiên sau khi bị tác động có thể khiến những tổn thương lan rộng và nghiêm trọng hơn.
  • Tuyệt đối không được thoa rượu, cồn hay các phương pháp dân gian không chính thống hoặc tiến hành massage xung quanh vùng bị thương, mà chưa hỏi qua ý kiến của bác sĩ chuyên môn.

Những kiến thức nói trên đều vô cùng quan trọng và cần thiết mà bất cứ ai cũng phải trang bị cho chính mình. Hy vọng với các thông tin hướng dẫn cách sơ cứu vết thương rách da đơn giản trên đây có thể giúp bạn dễ dàng sơ cứu kịp thời khi bạn hoặc những người xung quanh xảy ra tại nạn.